Gương Chúa Giêsu

Quyển 1:
NHỮNG NGUYÊN TẮC 

01. Noi gương Chúa và khinh của thế tục

02. Tự khiêm

03. Học thuyết của chân lý

04. Hành động cho khôn

05. Đọc Kinh Thánh

06. Tình dục

07. Tránh phù phiếm và kiêu ngạo

08. Đừng suồng sã quái

09. Vâng lời và tùng phục

10. Lời vô ích

11. Bình an và tiến bộ

12. Lợi ích của đau khổ

13. Chống với cám dỗ

14. Xét đoán

15. Bác ái

16. Một nhịn chín lành

17. Đời sống tu trì

18. Gương thánh hiến

19. Công việc một tu sĩ

20. Tìm thanh vắng và thầm lặng

21. Lòng thống hối

22. Những đau khổ ở đời

23. Gẫm cái chết

24. Ngày công phán

25. Cải thiện đời sống


01. Noi gương Chúa và khinh của thế tục

Con đường sáng

Lời Chúa Giêsu: “Ai theo Ta, người ấy không đi trong đường tối” .1

Lời ấy, Chúa dùng để khuyên nhủ ta bắt chước tính hạnh và hành vi Chúa, nếu ta muốn được sáng thật và thoát ly mọi tối tăm trong tâm hồn.

Bài học chính của ta sẽ là suy gẫm về tính hạnh Chúa Kitô vậy.

Tinh thần Chúa

Học thuyết Chúa Kitô trổi vượt trên học thuyết các thánh. Ai thấu nhập được tinh thần Chúa Giêsu, người ấy gặp được lương thực giấu ẩn trong đó.

Sở dĩ nhiều người nghe giảng Phúc Âm luôn mà vẫn không xúc động, là vì họ không có tinh thần Chúa Kitô.

Muốn hiểu tỏ và nếm thử thi vị của lời Chúa, cần phải tập sống đời sống của Chúa.

Cái thông giỏi của thế tục

Lý luận cao kỳ về Chúa Ba Ngôi có ích chi, một khi lòng đầy kiêu hãnh. Bạn lại vì đó mà mất lòng chính Chúa Ba Ngôi.

Không phải cứ lý luận cao mà nên được người lành người thánh, trái lại chỉ

có đời sống đạo đức mới làm nên được bạn thiết của Chúa!

Thà biết sám hối còn hơn biết giải thích nghĩa sám hối là gì.

Thuộc lòng toàn pho Thánh Kinh và danh ngôn các triết gia, mà không có đức ái và ân nghĩa Chúa: tất cả cái đó có ăn thua gì!

“Phù hoa nối tiếp Phù hoa,

“Của đời hết thảy chỉ là Phù hoa”  2 trừ kính ái và phụng thờ một Chúa.

Khôn ngoan nhất là người biết cài đạp thế tục để tìm đến nước trời.

Của đời của chóng qua

Không gì phù phiếm bằng tích góp cho nhiều của mau qua và để hết lòng trí vào đó! Không gì phù phiếm bằng ham hố danh vọng và ưa tìm ăn trên ngồi trốc!

Không có gì phù phiếm bằng bê tha nhục dục và đam mê những cái rút cục chỉ làm cho mình phải nghiêm phạt!

Không gì phù phiếm bằng thích sống lâu mà không cố gắng sống cho thánh thiện! Không gì phù phiếm bằng chỉ để tâm đến của hiện tại mà không màng gì của tương lai!

Không gì phù phiếm bằng chỉ mải miết đuổi theo của mau qua mà không màng đến cái sẽ làm cho mình được vui sướng bất diệt!

Của vô hình

Hãy tâm niệm luôn lời này của Đấng Khôn ngoan: “Mắt không bao giờ xem no, tai không bao giờ nghe thỏa” .3

Bạn hãy cố gắng giữ lòng khỏi quyến luyến của hữu hình và hãy chuyên lo tìm của vô hình. Ai sống theo nhục dục, người ấy làm nhọ lương tâm mình và mất ơn Chúa.

SUY NIỆM

Con người sống ở đời chỉ có một việc tối cần là lo phần rỗi… nhưng không có phần rỗi ngoài Chúa Giêsu.

Tin tưởng ở lời Chúa, tùng phục huấn lệnh Chúa, bắt chước các nhân đức Chúa: đó là cái sống cao quí nhất.

Bê tha của cải, thú vui, chức quyền, mà lãng quên phần rỗi, thiết tưởng không còn thứ phù phiếm nào nguy hại bằng!

Chúa Giêsu! ích gì cho con, nếu con chỉ tìm biết những mầu nhiệm lớn lao về bản thân Chúa mà không lợi dụng được công nghiệp và ân nghĩa Chúa, không biết cái sống của Chúa và thực hành các nhân đức Chúa!

Ích gì cho con, nếu con chỉ nhắm mắt đuổi theo cái phù phiếm mà không chuyên lo phần rỗi con! Xin giúp con nhận định rõ và cương quyết sống theo gương lành Chúa.

=================================

1 Ga 8,12

2 Eccl 1, 2 (Giảng viên 1, 2)

3 Eccl 1, 8 (Giảng viên 1,8)


02. Tự khiêm


Tính ham biết

Thường tình ai cũng muốn biết, nhưng biết mà không có lòng kính sợ Chúa: cái biết đó có ăn thua gì!

Một người quê mùa nghèo khó mà biết phụng thờ Chúa, còn giá trị hơn ngàn lần một triết gia kiêu kỳ, chỉ mải miết nghiên cứu các tầng trời vận chuyển mà không màng chi phần rỗi!

Người biết mình tỏ, sẽ tự khinh và không màng tiếng người đời ca tụng.

Thông làu thiên kinh vạn quyển mà không có đức Ái, tất cả những cái đó ích chi trước mặt Chúa là Đấng sẽ đoán xét mọi hành vi của mình! Đừng tò mò Bạn hãy hãm tính ham biết thái quá! Nó chỉ làm cho bạn chia trí và lầm lạc.

Người biết, tự nhiên muốn được người khác khâm phục và ca tụng là thông giỏi, nhưng có những cái biết không có ích mấy hay chẳng ích gì cho phần rỗi.

Nếu thế, chỉ cặm cụi với những cái khác mà không quan tâm đến cái giúp mình lo phần rỗi, còn gì điên rồ bằng?

Không phải chỉ cốt nói cho nhiều mà linh hồn no thỏa, trái lại chỉ có đời sống đạo hạnh mới làm được cho lòng yên tĩnh; chỉ có lương tâm trong sạch mới làm được cho ta yên vui trước mặt Chúa.

Đừng nghĩ mình hơn

Càng thông biết nhiều mà không lợi dụng được cái biết ấy để sống thánh thiện, càng phải đoán xét nặng.

Tài ba lỗi lạc đến đâu, đừng lấy đó làm cao làm kiêu: càng biết nhiều càng đáng lo ngại nhiều. Bạn tưởng Bạn biết nhiều ư? Bạn nên nhớ, cái biết đó chẳng thấm đâu với những cái mà bạn chưa biết.

Thánh Phaolô bảo: “Bạn đừng có tự cao tự đại” (Rom. 11, 20) một hãy thú nhận cái dốt của mình đi.

Bạn đưa lý do nào mà dám tưởng mình hơn người, trong khi còn biết bao người thông thạo hơn và am tường luật Chúa hơn!

Bạn muốn biết cái gì giúp cho Bạn hơn ư! Bạn hãy mong được đời bỏ qua và không đếm xỉa đến. Tự giác

Khoa học cao quí nhất mà cũng ích lợi nhất, chính là khoa học tự giác và tự khinh.

Không nghĩ hay cho mình và biết kính trọng người khác: đó là khôn ngoan và trọn hảo nhất.

Gặp người phạm tội công khai – dầu là một tội đại ác – Bạn cũng đừng vội căn cứ vào đó mà tưởng mình tốt hơn, vì Bạn không thể biết chắc Bạn sẽ đứng vững trong điều thiện được đến bao giờ.

Đành rằng ta ai cũng yếu đuối, nhưng Bạn nên tin chắc không ai yếu đuối hơn Bạn.

SUY NIỆM

Lời Thánh Kinh: “Những tư tưởng của người đời sẽ hết sức phù phiếm và hoàn toàn vô ích, nếu nó không giúp nhìn nhận và kính ái Chúa, giúp lãng quên và coi khinh chính mình”.

 Lòng tin đơn sơ và linh động của một người chỉ biết tin – tin không mà cả, không do dự – tất cả những điều Chúa dạy tin và thực hành tất cả những điều Chúa dạy làm: lòng tin đó cao quí hơn tất cả khoa học đạo cũng như đời. Vì thiếu lòng tin đó, khoa học chỉ làm cho trí thêm kiêu, hồn thêm lạnh.

Lạy Chúa Cứu Chuộc khả ái! Xin chữa con khỏi bệnh tham biết thái quá và tính lười làm những việc phải làm cho được rỗi. Con có thể thành tâm học biết mà không ca tụng và kính mến Chúa sao được? Con có thể tự giác mà không tự khinh tự bỉ thế nào được!

Lạy Chúa! Sống thấp hèn không được người biết tới, sống ẩn dật với Chúa trong Thiên Chúa: cái sống đó cao quí nhường bao! Xin ban cho con và mọi người biết tôn trọng và thực hành được cái sống ấy.



03. Học thuyết của chân lý


Bài học chân lý

Phúc lớn cho người được Chân lý hiện thân dạy vẽ, không phải bằng hình bóng, không phải bằng lời lẽ mau qua, nhưng bằng chính bản tính mình.

Lý trí và giác quan ít nhìn sâu được vào sự vật, nên thường khi nó chỉ đánh lừa ta.

Tranh luận cao kiến về những vấn đề thắc mắc và bí nhiệm có ích chi! Ngày công phán, ta có phải đoán xét vì đã không biết những cái đó đâu?

Khinh thường những cái hữu ích và cần thiết để chỉ chuyên lo những cái có hại: như thế thiết tưởng không còn có cái dại nào bằng!

Rõ thực có mắt mà không trông thấy là thế!

Tiếng Thầy

Làm gì những cuộc tranh luận về giống và về thứ?

Ai được Ngôi Lời hằng sống nói với, người ấy thoát ly được ngàn ý rởm.

Tất cả mọi cái do Ngôi Lời mà có. Hết thảy tạo vật chứng minh về một Ngôi Lời: Mà Ngôi Lời chính là “nguyên ủy nói với lòng ta”. (Gioan. 3, 25)

Không có Ngôi Lời, ai là người hiểu biết được sự vật cho tỏ, phán đoán được sự vật cho nhằm?

Ai được một Chúa là được tất cả. Ai qui định tất cả vào một mình Chúa và nhìn nhận mọi vật trong Chúa: người ấy sẽ được vững dạ và yên lòng.

Ôi! Chúa Trời chân lý! Xin làm cho con hợp nhất với Chúa trong một tình yêu bất diệt.

Con đọc đã mỏi, con nghe đã nhàm. Trong Chúa có tất cả mọi sự con ao ước khát vọng.

Trước nhan Chúa, tất cả các nhà bác học, tất cả các tạo vật hãy im đi để một mình Chúa nói với lòng con.

Vinh danh Chúa

Ai càng hồi tâm, càng thoát ly được sự vật bên ngoài, người ấy càng hiểu được nhiều, càng thấu đáo được những vấn đề sâu nhiệm mà không phải vất vả gì, vì chính Chúa sẽ ban thêm trí hiểu cho họ.

Một tâm hồn trong sạch đơn sơ và kiên nhẫn, dù giữa trăm công nghìn việc, họ cũng không sao lãng, vì việc gì họ cũng làm vì danh Chúa, và họ luôn luôn cố gắng đề phòng những đòi hỏi của lòng tự ái.

Còn gì làm bận lòng và ngăn trở Bạn bằng những cảm tình lố lăng của lòng Bạn?

Người nhân đức và trung thành với Chúa, bất cứ cái gì hoạt động ra ngoài họ

cũng xếp đặt tự bên trong. Nhờ thế mà trong khi hành động, họ không hề bị lôi kéo theo một khuynh hướng xấu, trái lại họ xếp đặt tất cả theo luật lệ của lý trí.

Còn ai phải chiến đấu gay go bằng người chiến đấu để thắng chính mình?

Cái đáng ta lưu tâm nhất là chiến đấu với mình, chiến đấu để thắng mình và tiến bộ trong đường nhân đức.

Sống đạo đức

Tất cả mọi cái hoàn hảo trên đời đều có pha một vài khuyết điểm. Tất cả mọi điều ta nhận xét đều chưa sạch hẳn được cái hồ đồ.

Khiêm tốn tự biết mình: đó là đường chắc nhất đưa ta đến cùng Chúa hơn tất cả những phát minh kỳ lạ của khoa học.

Nói thế không phải có ý lên án khoa học hay bất cứ một kiến thức nào về sự vật, dầu là một kiến thức tầm thường nhất. Xét bản tính nó và theo chương trình an bài của Thiên Chúa, khoa học lúc nào cũng vẫn tốt, nhưng một lương tâm trong trắng và một đời sống đạo hạnh bao giờ cũng tốt hơn.

Nhưng đa số người đời chỉ chuyên lo học biết hơn là sống thánh thiện, vì thế họ đã lầm khốn nạn và không được ích gì, hay có cũng chẳng được mấy.

Chuyên trồng nhân đức

Chà! Giá họ cũng chuyên lo khu trừ thói hư và tu luyện nhân đức bằng tranh luận những vấn đề vô ích, thì giữa các dân tộc làm gì còn nhiều cái ác và gương xấu đến thế! Các dòng tu làm gì sa sút đến thế!

Chắc ngày công phán, Chúa không hỏi ta đã đọc sách nào mà chỉ hỏi đã làm gì? Chúa không hỏi có nói lợi khẩu không, mà chỉ hỏi đã sống thánh thiện thế nào?

Bạn xem: những giáo sư, những học giả bình sinh nức tiếng thông thái bây giờ đâu?

Địa vị họ xưa, bây giờ người khác đang giữ, nhưng chả biết những người này có nghĩ gì đến họ không?

Sinh thời xem chừng họ rất được lưu ý, nhưng giờ đây còn ai nhắc đến tên họ nữa đâu?

Thông thái thật

Trời! Vinh dự đời chóng qua biết mấy? Giá đời sống họ ăn nhịp được với học lực của họ thì những sách vở, những khoa học tốt biết chừng nào!

Biết bao người chỉ mải miết với những khoa học phù phiếm mà sao lãng việc phụng sự Chúa: Vì chỉ nghĩ đến làm lớn hơn học ở khiêm nhượng, mà họ đã tự tiêu diệt theo với những tư tưởng của họ.

Người lớn thật, là người có một lòng bác ái quảng đại!

Người lớn thật là người tự cho mình thấp bé và coi khinh danh vọng ở đời này.

“Người khôn thật, là người coi của đời như phân thổ để chỉ được một Chúa Giêsu Kitô.” ( Philipphê. 3, 8)

Sau cùng, người thông thái thật, là người biết tuân theo ý Chúa và từ bỏ ý riêng.

SUY NIỆM

Có hai thứ khoa học: khoa học Thiên Chúa và khoa học nhân loại, nhưng chỉ có một chân lý.

Khoa học Thiên Chúa cũng bất di dịch như Thiên Chúa, còn khoa học nhân loại cũng hay thay đổi như nhân loại.

Khoa học Thiên Chúa là chính ánh sáng của Ngài, của chân lý thuần túy mà Ngôi Hai đã đem xuống! Ngài ban cho hết thảy nhưng ban cho những ai có tâm hồn khiêm nhượng.

Là con đẻ của nhân loại, khoa học nhân loại mơn trớn tính tò mò, nuôi tính kiêu hãnh, gieo lầm tưởng và mê hoặc mà không đánh động và sửa đổi được tâm hồn.

Học chân lý không phải để biết cho bằng để thực hành.

Lời hằng sống là lời Chúa nói với lòng hơn là với trí.

Biết nhiều điều cần để được rỗi và thực hành: đó là tất cả khoa học của một người giáo hữu.

 Lạy Chúa, Chúa đã dạy: Không phải những ai thưa: “Lạy Chúa, lạy Chúa” mà được vào Thiên đàng, mà chỉ ai làm theo ý Đức Chúa Cha và sống theo đức Tin mới được rỗi.

Con hối tiếc vì đã biết và nói nhiều về chân lý mà chỉ làm được rất ít để cứu lấy mình.

Xin Chúa ban thêm cho con một tinh thần đạo đức một tâm hồn đạo đức và một đời sống đạo đức. Xin cho con lánh xa thế tục và chỉ tìm một Chúa là chân lý tuyệt đối và là trót hy vọng của con.


04. Hành động cho khôn


Đắn đo

Đừng bạ tin mọi lời người nói cũng như mọi ý mình nghĩ. Nhưng mọi cái, phải khôn ngoan, thận trọng đắn đo xem có hợp thần ý Chúa không?

Ôi! Ta yếu hèn quá! Cái xấu của người khác, ta thường dễ tin, dễ nói hơn là cái hay, cái tốt của họ.

Những người hoàn thiện, họ không bạ ai nói gì cũng tin, vì họ đã biết cái yếu hèn của con người tự nhiên hướng về điều ác và dễ lỗi lầm trong lời nói.

Cái khôn ngoan của nhân đức

Đừng hành động hấp tấp, cũng đừng cố chấp theo ý riêng: thế mới thật là khôn.

Đừng bạ ai nói cũng tin, đừng bạ tin gì cũng vội đem học lại với người khác: thế mới thực là khôn.

Bạn hãy học hỏi những người khôn ngoan và có lương tâm. Thà học với người khôn ngoan từng trải còn hơn theo ý riêng.

Đời sống thánh thiện làm cho người khôn cái khôn của Chúa và cho người ta một bài học kinh nghiệm vĩ đại.

Càng khiêm tốn và tùng phục ý Chúa, càng khôn ngoan và bình an trong hành động.

SUY NIỆM

 Muốn hành động cho khôn, nên lấy hai điểm này làm mẹo mực: Đừng bạ ai nói cũng tin, bạ nghĩ gì cũng cho là phải, trái lại phải dẹp lòng tự ái và tình dục mà chỉ sẵn sàng chờ đợi thần ý Chúa.

Đừng cậy tài giỏi, thông thạo, nhưng phải đơn sơ và thành thực đón nhận ý kiến của người khác.

Những vị cao niên, những người kinh nghiệm chính là những cái mốc vững chắc cho bước đường của ta.

Lạy Chúa! Chúa đã tự đặt mình làm mẫu gương hành động cho con, Chúa lại dạy con phải “khôn như con rắn và đơn sơ như bồ câu”. Xin Chúa giúp con noi sát gương Chúa và thực hành được như lời Chúa răn dạy.


05. Đọc Kinh Thánh


06. Tình dục


07. Tránh phù phiếm và kiêu ngạo


08. Đừng suồng sã quái


09. Vâng lời và tùng phục


10. Lời vô ích


11. Bình an và tiến bộ


12. Lợi ích của đau khổ


13. Chống với cám dỗ


14. Xét đoán


15. Bác ái


16. Một nhịn chín lành


17. Đời sống tu trì


18. Gương thánh hiến


19. Công việc một tu sĩ


20. Tìm thanh vắng và thầm lặng


21. Lòng thống hối


22. Những đau khổ ở đời


23. Gẫm cái chết

24. Ngày công phán


25. Cải thiện đời sống